Nối ống HDPE bằng phương pháp dán keo
Để nối ống HDPE thì có nhiều phương pháp.
Nhìn chung, ống nhựa HDPE thường có ưu điểm bền, tính kinh tế cao, không bị ăn mòn. Mật độ cao, phía trong rộng trơn phẳng ít ma sát, chế độ dòng chảy tốt, giữa vách trong và ngoài có cấu tạo lỗ rỗng do ép đùn nên chịu được ngoại áp và cường độ va đập cao.
Độ kháng hoá chất tốt, không rỉ sét, phân hủy có tuổi thọ cao trên 50 năm rất phù hợp với môi trường acid, kiềm, nước thải, nước hữu cơ (cho nhà máy xử lý rác), nước mặn….
Tuy nhiên có thể ống nhựa HDPE rất bền nhưng cũng không thể tránh khỏi sự cố gây hư hỏng, va đập, vỡ,… Những gặp trường hợp này thì sẽ xử lý như thế nào?
Nối ống HDPE bằng phương pháp dán keo
Nhiều người chưa có kinh nghiệm chia sẻ về phương pháp dán keo nhưng trên thực tế thì cho kết quả ngược lại. Trên thế giới hay ngay tại Việt Nam thì chưa có một công nghệ nào có thể dùng keo dán các ống HDPE lại với nhau cả.
Để giải thích cho vấn đề thì cũng khá đơn giản, do đặc điểm của ống nhựa HDPE chịu được hoá chất nên không có dung môi nào có thể dùng để dán ống nhựa HDPE lại với nhau.
Nối ống HDPE bằng phương pháp dùng măng sông
Phương pháp nối ống HDPE này hiệu quả cao còn mang tính kinh tế, phù hợp
Phương pháp này dùng để nối những loại ống HDPE thông qua nhiều loại phụ tùng HDPE lồng ống. Đầu nối ống HDPE thì luôn được hàn lồng từ bên trong đầu phụ tùng.
Quy trình gồm 6 bước:
Bước 1: Vặn hết măng sông vào một đầu ống nhựa gân xoắn HDPE cần nối theo chiều kim đồng hồ, dùng cưa cắt nắp của măng sông (nếu có).
Bước 2: Đưa đầu ống thứ 2 cần nối vào sát đầu ống đã vặn măng sông. Xoay măng sông ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi điểm tiếp xúc giữa 2 đường ống nằm giữa măng sông.
Bước 3: Dùng băng cao su quấn chặt chỗ tiếp xúc giữa măng sông với ống.
Bước 4: Sử dụng đèn khò để khò nóng chảy băng cao su.
Bước 5: Dùng băng PVC chịu nước cuộn chặt phủ bên ngoài lớp băng cao su.
Bước 6: Mối nối hoàn thiện
Xem thêm:
Trả lời