Ống nhựa HDPE gân xoắn và phương pháp thi công
Ống nhựa HDPE gân xoắn khi thực hiện thi công đúng phương pháp sẽ giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ công trình, quá trình thi công lắp đặt hệ thống cáp ngầm được thuận lợi và dễ dàng hơn. Viêc thực hiện đúng phương án thi công cũng giúp thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà thầu.
Ống nhựa chịu lực HDPE được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, đường kính trong có quy cách từ 25mm đến 250mm, đường kính ngoài đến phi 320mm
Ống nhựa xoắn HDPE có ưu điểm độ dài liên tục, dễ dàng uốn cong, chịu lực cao, thi công dễ dàng. Sản phẩm ống nhựa HDPE đã được ứng dụng rộng trong việc thi công lắp đặt cáp ngầm, phù hợp với các công trình cầu đường, công viên, tòa nhà vv..
Lưu ý thông số khi bố trí thiết kế ống nhựa HDPE
a – Khoảng cách giữa 2 ống HDPE trái và phải
b – khoảng cách giữa 2 ống nhựa xoắn trên và dưới
h – Khoảng cách giữa nền và ống nhựa xoắn HDPE chịu lực, tối thiểu 0.6m trong trường hợp thông thường và tối thiểu 1.2m trong trường hợp chịu lực
1. Đào rãnh
Độ rộng của rãnh đào được quyết định bởi số lượng ống dự kiến đặt nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các ống. Độ sâu tính từ mặt đất của rãnh phải đảm bảo ống ở vị trí trên cùng cách mặt nền lớn hơn độ sau “h”, ống dưới cùng không được đặt trên nền đá cứng hoặc đá cuội. Nên để ống trên lớp cát nền đã được làm phẳng và đầm chặt.
2. Rải ống nhựa HDPE
Khi rãi ống chịu lực HDPE thì nên làm cẩn thận đế tránh đất, sỏi, đá và nước chui vào bên trong ống. Ống HDPE nên được trãi ra bằng cách lăn cuộn ống dọc theo rãnh đã đào. Nếu chỉ kéo ống, nhưng không lăn tròn thì ống sẽ bị xoắn gây khó khăn thi công.
3. Cố định ống vá lấp rãnh đào
Khi có hơn 2 ống nhựa chịu lựcđặt song song nhau, khoảng cách giữa các ống nhựa gân xoắn HDPE phải thỏa mãn tiêu chuẩn như hình trên đã khuyến cáo. Có thể dùng dưỡng bằng thép hoặc gổ để cố định ống xoắn chịu lực HDPE, và dưỡng này sẽ được tháo ra khi lấp rãnh.
4. Thi công kéo cáp trong ống nhựa xoắn HDPE
Bó các dây cáp gọn gàng để kéo qua ống theo thiết kế bằng chế độ kéo và đẩy: kéo bó dây ở một đầu và đầu còn lại được nắn và đẩy để bó dây luồn qua dễ hơn.
Sau khi kéo cáp xong, nhân viên kỹ thuật phải đo kiểm định thông mạch, cách điện và được kiểm định bằng mắt để hoàn toàn có thể tìm ra những sự cố do công tác kéo cáp để xử lý kịp thời. Đây là khâu quan trọng nhất và được xây dựng theo đúng nhu cầu kỹ thuật để bảo đảm hiệu quả thi công.