Các mô hình điện mặt trời ở Việt Nam
Năm vừa qua, Việt Nam cũng ghi nhận những đóng góp lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt hướng đến năng lượng thân thiện với môi trường. Với lợi ích về giá trị kinh tế xã hội đã được kiểm chứng thực tế, nhu cầu đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo vẫn trên đà tăng trưởng mạnh và nhận được sự quan tâm không chỉ của Chính phủ, doanh nghiệp mà ngay cả các ngân hàng cũng nhập cuộc.
Dù thừa nhận hàng loạt chính sách phát triển năng lượng tái tạo thời gian qua đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng mang tính bùng nổ của điện mặt trời trong 2 năm qua cũng như sự phát triển nhanh của công nghệ, nhu cầu đầu tư và sử dụng điện mặt trời.
Nhà máy điện Trung Nam
Mô hình sản xuất điện mặt trời nào tối ưu cho năm 2021
Hiện trên thế giới có hai mô hình sản xuất điện mặt trời phổ biến nhất là Trang trại năng lượng mặt trời (Solar Farm) và Điện mặt trời áp mái (Rooftop Solar). Tại Việt Nam, hai mô hình này cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
Solar Farm được xây dựng và vận hành bởi các công ty hoặc nhà đầu tư ở các khu vực, vùng đất chưa sử dụng để thu năng lượng mặt trời, tạo ra điện hòa vào lưới điện quốc gia.
Chúng có thể chiếm một phần đất đáng kể trong khi đất này có thể sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác như nông nghiệp hoặc phát triển xây dựng.
Xét về tính độc lập, các trang trại năng lượng mặt trời thường ở rất xa khu dân sinh nên tính ổn định lưới điện thấp, ít khả thi để truyền năng lượng từ các tấm pin đến hộ gia đình.
Bởi vậy sẽ gặp tình trạng thất thoát điện năng, ngoài ra còn phải mất chi phí truyền tải phải trả thêm. Để thực hiện một dự án Solar Farm sẽ phải có thêm một số chi phí khác như xin giấy phép đầu tư, chuẩn bị mặt bằng và nhiều chi phí phát sinh khác… Các nhà đầu tư cần chứng minh được tính khả thi của dự án mới có thể được quy hoạch và phê duyệt từ Chính phủ.
Trong khi đó, ĐMTAM (Rooftop Solar) được khai thác và tạo ra bằng các tấm quang điện được lắp đặt trên từng mái nhà dân hoặc mái nhà xưởng “nhàn rỗi” mà không tốn thêm bất cứ tài nguyên đất nào.
Phần lớn các dự án ĐMTAM ở các hộ dân có quy mô nhỏ (từ 5-50KWp), phân tán các địa bàn khác nhau. Ngay cả các mái nhà xưởng thì quy mô công suất cũng không quá lớn. Bởi vậy, ĐMTAM hoàn toàn có thể dựa vào hệ thống truyền tải có sẵn, thay vì phải đầu tư hệ thống truyền tải mặt đất tốn kém chi phí. Do đó, mô hình này cần được Nhà nước khuyến khích tối đa.
Ở thời điểm hiện tại, giá điện FIT 2 đã kết thúc, FIT 3 được triển khai hay không thì còn đợi những nhà hoạch định chính sách nghiên cứu bởi nó liên quan đến nhiều cơ chế như đấu thầu, quy hoạch đất.
Những doanh nghiệp làm trang trại điện mặt trời đang nóng lòng chờ cơ chế mới. Trong bối cảnh đó, ĐMTAM có thể trở thành tương lai bởi những ưu điểm vượt trội so với các mô hình khác.
Để phát triển mô hình này, ngành điện cần quy hoạch dài hạn về việc phân bổ ĐMTAM, đặc biệt ĐMTAM nhà xưởng để có sự chuẩn bị hạ tầng, chủ động trong việc phân bổ nguồn điện.
Cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các tiêu chuẩn thiết bị, lắp đặt để đảm bảo an toàn; các chính sách về giá phù hợp và ổn định để tạo động lực, chủ động cho nhà đầu tư.
Ngoài ra cũng cần có cơ chế quy định rõ việc các nhà đầu tư phải tiêu thụ một phần điện do mình sản xuất ra. Điều này giải quyết được 2 điểm: thứ nhất giảm áp lực điện lên lưới, thứ hai ngăn chặn những hệ thống ĐMTAM lên lưới không đúng tiêu chuẩn.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển năng lượng tái tạo, Tập đoàn Sơn Hà đã “đặt cược” vào cuộc đua ĐMTAM tại Việt Nam và đã thành công vượt mong đợi với sản phẩm FreeSolar đang từng ngày phủ xanh mái nhà Việt.
Theo ông Nhữ Văn Hoan – Phó TGĐ Thường trực Tập đoàn Sơn Hà: “ĐMTAM theo quan điểm của tôi là mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: lợi cho quốc gia, lợi cho doanh nghiệp và cả người dân. Với việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm ĐMTAM FreeSolar tại Việt Nam, Tập đoàn Sơn Hà luôn đi từng bước bài bản, có kế hoạch và chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, khi chưa có chính sách mới cho phát triển ĐMTAM tại Việt Nam, chúng tôi cần phải giải lại bài toán đầu tư để tìm ra giải pháp bền vững cho tương lai”.
An Đạt Phát nhà sản xuất và cung cấp ống xoắn nhựa hdpe Ospen – ống bảo vệ cáp điện cho các dự án điện gió và điện mặt trời.
Nguồn: google.com