Năng lượng tái tạo tại Lào
Theo đó, Quỹ sẽ do Bộ Năng lượng và Mỏ quản lý thông qua một Hội đồng có sự tham gia của đại diện 5 Bộ liên quan và Ngân hàng quốc gia Lào.
Nguồn tài chính của quỹ ban đầu do ngân sách cấp, cùng với các nguồn viện trợ không hoàn lại, các khoản vay của Chính phủ, đóng góp của doanh nghiệp và một số chi phí thu được liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Điện gió tại Lào
Quỹ sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện Mặt trời, điện gió, nhiên liệu sinh học và khí đốt cùng các dự án thủy điện nhỏ.
Quỹ cũng sẽ tài trợ vốn cho việc mở rộng hệ thống cấp điện cho vùng nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy sử dụng điện hiệu quả, hỗ trợ nghiên cứu phát triển năng lượng xanh và bền vững, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cộng đồng về sản xuất năng lượng tái tạo, nhằm phát triển bền vững ngành năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Hiện Lào đã chấp thuận đầu tư nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Nam Lào như dự án nhà máy điện gió tại Champasak do doanh nghiệp Thái Lan đầu tư, công suất 600 MW, vốn đầu tư 840 triệu USD.
Một dự án điện gió khác cũng tại thành phố Pakse, tỉnh Champasak do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, công suất 512 MW; 3 dự án điện mặt trời tại tỉnh Sekong và Champasak có tổng công suất 580MW, vốn đầu tư gần 460 triệu USD do liên doanh các doanh nghiệp Việt Nam và Lào đầu tư.
An Đạt Phát nhà sản xuất và cung cấp ống xoắn nhựa hdpe Ospen – Ống bảo vệ cáp điện cho các dự án điện gió và điện mặt trời. OSPEN được sản xuất và cung cấp trên toàn quốc và các thị trường Lào, Campuchia và Myanmar.