Sức hút của điện mặt trời tại Việt Nam
Nhà đầu tư mong muốn có chính sách giá điện mặt trời dài hơi và ổn định hơn ở Việt Nam để có thể khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này hơn nữa.
Phát triển năng lượng mặt trời đang là xu hướng tất yếu của thế giới nhờ ưu thế về giá và hiệu quả đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ, các nhà đầu tư chưa chú trọng vào các dự án điện mặt trời do các chính sách liên quan đến phát triển nguồn năng lượng này chưa ổn định…
Giàu tiềm năng
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 – 2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000 – 5.000 giờ/năm.
Tuy nhiên, dù tiềm năng rất lớn nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ.
Đơn cử, dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu), đây là dự án được triển khai từ năm 2014 và hoàn thành việc xây dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 nhưng công suất chỉ đạt 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh.
Chỉ có một dự án điện mặt trời tại Quảng Ngãi nối lưới là dự án có quy mô tương đối lớn song cũng mới đang ở giai đoạn hoàn thiện.
Mục tiêu phát triển nguồn điện gió và điện mặt trời vào năm 2030 theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) có tham vọng lớn hơn nhiều so với năm 2020, với công suất 6.000 MW điện gió và 12.000 MW điện mặt trời.
Điều này đồng nghĩa, điện gió tăng gần 8 lần và điện mặt trời tăng 15 lần. Đây là mục tiêu, nhưng cũng là thách thức rất lớn cho các cơ quan nhà quản lý nhà nước, EVN và các chủ đầu tư.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá, giá điện mặt trời ở Việt Nam được ưu đãi cao hơn nhiều so với các nước nhưng vẫn chưa đượcc nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư các dự án công suất cao, hiện nay mới chỉ duy nhất có Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chú trọng đầu tư vào các dự án lớn.
“Bỏ lỡ cơ hội này thực sự là điều đáng tiếc đối với các nhà đầu tư trong nước vì tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam là rất lớn” – ông Rainer Brohm, Công ty tư vấn Năng lượng tái tạo RB (Đức) nhận định.
Nói về những lo ngại đối với khả năng tác động đến môi trường của các tấm pin điện Mặt trời nếu được xây dựng với số lượng dày lên ở Việt Nam, ông Rainer Brohm cho rằng, các tấm pin năng lượng mặt trời hoàn toàn không có những nguy cơ gây hại đến môi trường giống như các nguồn nhiệt điện than.
Phân tích rõ hơn về nhận định này, ông cho biết, hoàn toàn không có một tác động gì từ các tế bào quang điện. “Nghĩa là không có khí phát thải gì ảnh hưởng đến môi trường khi chúng ta sản xuất các tấm tế bào quang điện” – ông Rainer Brohm cho biết.
Theo vị này, các tấm pin quang điện có thể sử dụng từ 1 – 4 năm, sau đó có thể tái chế, các nước châu Âu đã sản xuất và sử dụng tái chế các tấm pin năng lượng một cách rất hiệu quả.
Cần cơ chế ổn định về giá
Cũng theo vị chuyên gia người Đức, những tấm pin mặt trời không tạo ra âm thanh, không tạo ra khí phát thải, chỉ hơi tỏa nhiệt cao, do đó, chúng ta chỉ cần xem xét nên lắp đặt các tấm pin mặt trời ở xa sân bay là hợp lý hơn cả.
Ngoài việc xây dựng chính sách để thực hiện phát triển năng lượng điện tái tạo, các chuyên gia cho rằng, cần có những cơ chế về giá để hấp dẫn các nhà đầu tư hơn nữa.
An Đạt Phát tự hào là nhà cung cấp ống nhựa xoắn hdpe cho các công trình điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam